Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc có hơn 30 năm hoạt động ở nước ngoài; Người đã đi đến gần 30 nước, làm nhiều nghề khác nhau. Từ khi Người chào đời đến lúc hoạt động cách mạng trong điều kiện, hoàn cảnh bí mật, Người phải thay đổi họ tên rất nhiều lần.
Tại lớp huấn luyện cán bộ tại Nặm Quang và Ngàm Tảy (Trung Quốc), các bài giảng đều được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc duyệt rất kỹ, sau một bài giảng lại rút kinh nghiệm ngay cho bài sau. Cùng với những nội dung được giảng dạy, Người đặc biệt chú ý quan tâm rèn luyện cho cán bộ có đức độ, tác phong công tác tốt.
Cứ mỗi độ xuân về, mọi người lại bồi hồi nhớ đến Bác Hồ, nhớ những vần thơ chúc Tết rung động mọi trái tim. Bắt đầu từ mùa xuân năm 1942, lần đầu tiên Bác gửi đến mỗi người, mỗi gia đình những vần thơ chúc Tết, trong đó bài thơ mừng xuân đầu tiên được Bác sáng tác ở Cao Bằng.
Là con cháu Bác Hồ, hẳn mọi người đều biết cách đây 80 năm, đúng ngày 28/1/1941 (tức ngày mùng 2 Tết Tân Tỵ), sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, Bác trở về nước qua mốc 108. Từ đây, Pác Bó, Cao Bằng trở thành niềm vinh dự, tự hào thay mặt cả nước đón Bác về để cùng Trung ương Đảng chỉ đạo phong trào cách mạng.
Sự kiện Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước lãnh đạo cách mạng sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài cho thấy tầm nhìn chiến lược của vị lãnh tụ thiên tài, tạo bước ngoặt to lớn của cách mạng Việt Nam.
Trong quá trình tìm đường cứu nước, vừa học tập, nghiên cứu, khảo nghiệm ở các châu lục trên thế giới, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu những luận điểm về chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, trong đó có luận điểm: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng.
Sau khi đã nắm chắc con đường giải phóng dân tộc, sáng lập được chính Đảng lãnh đạo cách mạng - Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khát khao trở về Tổ quốc. Trong báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản ngày 18/2/1930, Người đã viết: ''Hai lần tôi thử về Việt Nam nhưng phải quay trở lại. Mật thám và cảnh sát ở biên giới rất cảnh giác, đặc biệt là từ khi có vụ Việt Nam Quốc dân Đảng”. Nên thời cơ ''đột nội'' chưa đến với Người. Sau đó hoạt động của Người lại có những bước thăng trầm ngoài mong đợi.
Khát vọng Việt Nam trong đổi mới, hội nhập quốc tế là khát vọng của Đất nước - Dân tộc và Con người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Khát vọng ấy hòa hợp Ý Đảng - Lòng Dân, trở thành phép nước, thống nhất lý tưởng, mục tiêu, đồng tâm nhất trí trong hành động để thực hiện.
Sinh mệnh của Đảng, sự thành bại của cách mạng có quan hệ trực tiếp với hoạt động tư tưởng của Đảng.
(TG) - Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng và sự thành công của cách mạng chủ yếu phụ thuộc vào việc tập hợp được quần chúng, xây dựng được lực lượng cách mạng trong quần chúng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng cách mạng là cơ sở lý luận và bài học thực tiễn quý báu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho Đảng và nhân dân ta.
Đội Thanh niên xung phong công tác Trung ương đầu tiên thành lập ngày 15/7/1950 theo chỉ thị của Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch. Sau khi phục vụ chiến dịch Biên giới, Đội được giao nhiệm vụ bảo vệ tuyến đường quan trọng: Cao Bằng - Bắc Kạn - Thái Nguyên.
Với chủ trương tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết, theo Hồ Chí Minh công tác tôn giáo phải nhằm mục tiêu là đoàn kết giữa người có đạo và người không có đạo, đoàn kết đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Với nội dung cốt lõi là: Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do, tín ngưỡng của nhân dân và Đoàn kết lương - giáo, hòa hợp dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc rộng rãi và vững chắc, phục vụ cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây cũng là nguyên tắc được Đảng và Nhà nước ta thực hiện xuyên suốt từ trước tới nay.
Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài của Đảng và nhân dân ta, Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới. Người là tấm gương sáng ngời về phẩm chất đạo đức cao đẹp, suốt đời hy sinh phấn đấu quên mình cho đất nước và hạnh phúc của nhân dân.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Ở đời và làm người phải thương nước, thương dân, thương nhân loại bị áp bức đau khổ”(1) và Người không chỉ cống hiến trọn đời cho độc lập dân tộc, tự do, ấm no và hạnh phúc của nhân dân Việt Nam mà còn góp sức vào sự nghiệp giải phóng nhân loại bị áp bức, bất công trên toàn thế giới. Người để lại cho chúng ta một di sản tinh thần vô giá, đó là tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong đó, tư tưởng về chăm lo đời sống nhân dân vẫn giữ nguyên giá trị, soi đường cho cách mạng Việt Nam vững bước trên con đường đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
“Lời kêu gọi thi đua ái quốc” nói riêng và tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung về thi đua yêu nước có giá trị lý luận và giá trị thực tiễn sâu sắc, có sức sống mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước.
(TG) - Kế thừa và phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã luôn coi trọng củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh quốc tế, sức mạnh truyền thống kết hợp với sức mạnh thời đại, lãnh đạo nhân dân ta giành được những thắng lợi vĩ đại trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Đó là bài học lớn của cách mạng Việt Nam đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết thành nguyên lý: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - Thành công, thành công, đại thành công”.
Ngày 28/3/1951, tại xóm Nà Roác, xã Bạch Đằng (Hòa An), Bác Hồ đến thăm và nói chuyện với đơn vị Bộ đội vận tải đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, Bác căn dặn cán bộ, chiến sĩ ngành xe - máy phải biết “… Yêu xe như con, quý xăng như máu…”. Từ đó, câu nói của Bác trở thành phương châm hành động của ngành xe - máy quân đội, ngày 28/3 hằng năm cũng là Ngày truyền thống của ngành xe - máy Quân đội nhân dân Việt Nam.
Thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh Cao Bằng đã sáng tạo, cụ thể hóa các nội dung gắn với thực hiện các chương trình, phong trào hành động của Đoàn mang lại hiệu quả thiết thực.
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ “DÂN LÀ GỐC” Ở nước ta, chủ nghĩa yêu nước có trước chủ nghĩa cộng sản, phong trào yêu nước có trước phong trào công nhân, lòng dân có trước ý Đảng. Đúc kết của Hồ Chí Minh: sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 cho thấy chính Nhân dân là người sinh thành ra Đảng. Ngay từ khi ra đời, Đảng đã mang trong mình yếu tố dân tộc, bám rễ sâu trong lòng dân tộc. Cứ thế, Nhân dân luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng, tạo nên ý Đảng - lòng dân suốt chiều dài lịch sử cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng.
Thấm nhuần lời dạy của V.I.Lênin “Kẻ thù bên trong tệ hại nhất của chúng ta, chính là anh chàng quan liêu... Chúng ta phải gạt bỏ kẻ thù đó”, Hồ Chí Minh khẳng định “bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ.
12 tiêu chí hình mẫu Thanh niên Việt Nam thời kỳ mới
Đang truy cập :
19
Hôm nay :
467
Tháng hiện tại
: 16680
Tổng lượt truy cập : 5050193