Những hang động lung linh, huyền ảo gắn với các địa danh, điểm du lịch nổi tiếng của non nước Cao Bằng luôn là điểm đến đối với du khách, nơi đây được ví như thiên đường cho những ai yêu thích khám phá hang động. Ðến Cao Bằng, du khách đừng bỏ quên trải nghiệm những hang động - báu vật trời ban cho vùng đất này.
Non nước Cao Bằng với những nét đẹp trong cuộc sống, sinh hoạt của các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Lô Lô… đã dệt nên kho tàng nghệ thuật sống động, độc đáo, phản ánh đời sống tinh thần phong phú của đồng bào. Tiêu biểu là những điệu múa dân gian như: múa sluông, múa Chầu, múa ba ba chũm chọe, múa khèn... có lịch sử hình thành lâu đời, có sức sống bền vững với thời gian.
[Cuộc thi Miền cổ tích non nước Cao Bằng] - Chuyện tình Bản Giốc - THPT Trùng Khánh, huyện Trùng Khánh
[Cuộc thi Miền cổ tích non nước Cao Bằng] - Hát tam ca bài hát "Quê em Trùng Khánh" - Trường THPT Thông Huề, huyện Trùng Khánh
[Cuộc thi Miền cổ tích non nước Cao Bằng] - Du lịch về miền cổ tích non nước Cao Bằng - Trường THPT Canh Tân,Thạch An
[Cuộc thi Miền cổ tích non nước Cao Bằng] - Quê hương em đổi mới - Trường THPT Cách Linh, huyện Quảng Hòa
[Cuộc thi Miền cổ tích non nước Cao Bằng] - Múa Quảng Uyên mở hội mừng xuân - Trường THPT Quảng Uyên, huyện Quảng Hòa
[Cuộc thi Miền cổ tích non nước Cao Bằng] - Non nước Hòa An - Trường THPT Hòa An, huyện Hòa An
[Cuộc thi Miền cổ tích non nước Cao Bằng] - Hồn quê - Trường THPT Thông Nông, huyện Hà Quảng.
Không hiểu vì sao miền rừng Phja Oắc - Phja Đén đối với tôi có sức hấp dẫn lạ kỳ đến thế! Cách đây gần chục năm, tôi đã có dịp đến đây và trải lòng mình qua bút ký “Ngỡ ngàng Phja Đén”, để rồi từ đó trong tôi lúc nào cũng miên man về tình đất, tình người nơi đây và mong một lần nữa trở lại để chiêm ngưỡng những đổi thay của miền đất hoang sơ mà kỳ vĩ. Vào một ngày cuối tháng Ba năm Nhâm Dần, tôi nhận được giấy mời dự Trại sáng tác văn học tại Phja Đén của Hội Văn học - Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam. Vậy là không chần chừ gì nữa, tôi cùng một số đồng nghiệp hăm hở ngược Quốc lộ 34 về với Công ty TNHH Kolia Cao Bằng, về với vùng chè ô long ngút ngàn hấp dẫn khách phương xa.
[Cuộc thi Miền cổ tích non nước Cao Bằng] - Nhà em ở lưng đồi - Trường THPT Lý Bôn, huyện Bảo Lâm.
[Cuộc thi Miền cổ tích non nước Cao Bằng] - Bảo Lạc nơi giao thoa của Thiên nhiên và Văn hoá - Trường THPT Bảo Lạc, huyện Bảo Lạc.
Nhằm khôi phục, bảo tồn và phát huy các trò chơi dân gian, tạo sân chơi vui tươi, bổ ích, lành mạnh trong nhân dân, thời gian qua, nhiều địa phương đã sưu tầm và khôi phục một số trò chơi dân gian, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc.
Núi Mắt Thần là một trong những địa điểm ưa thích của các phượt thủ khi đi du lịch Cao Bằng. Với vẻ đẹp hoang sơ và hùng vỹ, đây được coi là ngọn núi đẹp, kỳ lạ độc nhất vô nhị ở Việt Nam.
Có lẽ thiên nhiên rất ưu ái cho trời đất Cao Bằng khi hội tụ những cảnh sắc tuyệt mỹ, thơ mộng, đắm say lòng người. Trải qua 4 mùa trong năm, mảnh đất vùng cao luôn được khoác lên chiếc áo đẹp rạng rỡ của những mùa hoa sắc màu, khiến du khách nhung nhớ không quên.
Người Mông ở Cao Bằng chiếm gần 12% dân số cả tỉnh với những nét văn hóa truyền thống giàu bản sắc. Trong đó, các lễ hội truyền thống rất độc đáo, mang đậm dấu ấn cộng đồng và ẩn chứa nhiều giá trị nhân văn.
Cao Bằng là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng, phong cảnh núi non hùng vĩ cùng nhiều di tích lịch sử nổi tiếng. Đền, chùa nơi đây gắn liền với quá trình phát triển lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, trở thành niềm tự hào của Non nước Cao Bằng. Trong đó, quần thể di tích Đà Quận, xã Hưng Đạo (Thành phố), nơi lưu giữ đôi chuông cổ được công nhận là Bảo vật Quốc gia có giá trị rất lớn về mặt lịch sử và văn hóa.
Nặm Lìn, xóm Hào Lịch, xã Hoàng Tung (Hòa An) - nơi cách đây 92 năm diễn ra sự kiện thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh. Trải qua gần một thế kỷ, địa danh Nặm Lìn đã in đậm trong tâm trí các thế hệ người dân huyện Hòa An nói riêng và tỉnh Cao Bằng nói chung. Phát huy truyền thống, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Hòa An không ngừng phấn đấu vươn lên, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Với quan niệm “vạn vật hữu linh”, người Tày, Nùng ở Cao Bằng coi các hiện tượng trong tự nhiên và đời sống do một hoặc các vị thần cai quản, phụ trách, như: Thần núi, thần lửa, thần đá... Trong đó có thủy thần - là vị thần cai quản vùng thủy vực, sông, biển, ao, hồ, giếng nước (gọi chung là thần sông nước). Do đó, tục thờ thần sông nước cũng có sớm và phổ biến ở các vùng có sông, suối chảy qua trên địa bàn tỉnh với rất nhiều miếu lớn, nhỏ được nhân dân dựng lên. Đây là tín ngưỡng cổ xưa của người Tày, Nùng ở Cao Bằng, đến nay vẫn được gìn giữ, bảo tồn và phát huy.
Nằm ở xóm Khưa Thoang, xã Lý Quốc (Hạ Lang), hồ Thôm Rao là hồ nước tự nhiên, thơ mộng nằm nép mình bên cạnh núi đồi, quanh co tưới tắm cho những rẫy ngô, ruộng lúa.