Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc lấy gương người tốt việc tốt để tuyên truyền, giáo dục cho đông đảo quần chúng nhân dân với nguyện vọng thế hệ sau sẽ tiếp bước thế hệ trước để phát huy tốt nhất ý chí, tinh thần trách nhiệm, sứ mạng với xã hội và lòng tự tôn dân tộc. Người cho rằng, người tốt việc tốt ở đâu cũng có, ngành nào, giới nào, địa phương nào, lứa tuổi nào cũng có. Nhưng để hội tụ đủ đầy tư tưởng, đạo đức theo như ý nguyện của Người để làm một tấm gương sống cho thế hệ sau noi theo là chuyện không phải ai cũng làm được. Và điều đáng quý hơn là, việc mang tấm gương ấy để giáo dục thế hệ trẻ là việc làm có giá trị hơn một trăm bài văn tuyên truyền trên lý thuyết.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, nhiều năm học qua, thầy và trò Trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh ở xã Đức Tín, huyện Đức Linh luôn thực hiện tốt cuộc vận động đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Nhiều thầy, cô giáo phấn đấu trở thành những tấm gương sáng cho học sinh noi theo; trong đó, nổi bật là hình ảnh anh Nguyễn Như Diệp.
Anh Nguyễn Như Diệp trú tại tổ 4 khu phố 3 xã Đức Tài, huyện Đức Linh, hiện là Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh. Tại hội nghị trực tuyến sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị diễn ra vào sáng ngày 22/4/2021, anh Nguyễn Như Diệp là cá nhân duy nhất của tỉnh Bình Thuận được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì những thành tích tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Với người thầy giáo này, trong công việc và cuộc sống, luôn thấm nhuần lời dạy của Bác về tình yêu thương con người.
Chia sẽ với tôi, anh Diệp cho biết, sau khi được Đảng bộ triển khai, quán triệt Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ chính trị về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và các chuyên đề của năm 2016, 2017, ngoài việc nhận thức sâu sắc về tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác, bản thân anh đã tập trung xây dựng kế hoạch làm việc của mình sao cho thiết thực, khoa học, hiệu quả; từng ngày từng giờ tích cực “Học tập” và “Làm theo” tấm gương của Bác.
Sinh thời, Bác Hồ là người rất yêu quý thiếu nhi. Người luôn dành tình cảm quan tâm đặc biết đối với thế hệ trẻ của đất nước. Những lời dạy và bài viết của Người dành cho lứa tuổi thiếu nhi được xem như một trong những di sản vô giá của dân tộc và thế hệ trẻ nước ta.
Trước khi thiết kế ngôi nhà sàn gỗ của Bác tại Phủ Chủ tịch (tầng trên có hai phòng, một phòng Bác dùng vào việc, một phòng nghỉ. Còn tầng dưới là nơi Bác họp và tiếp khách). Bác có ý kiến:
Cùng với giá trị tư tưởng và đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã trở thành di sản vô giá, nền tảng văn hóa tinh thần, biểu tượng sáng ngời về tấm gương mẫu mực của vị Lãnh tụ kính yêu trong mỗi con người Việt Nam. Để phong cách của Người tiếp tục thẩm thấu, lan tỏa sâu rộng và hiện hữu trong đời sống xã hội cần tiến hành đồng bộ nhiều nội dung, giải pháp; trong đó, thực hành “nói đi đôi với làm” là giải pháp thiết thực nhất.
Sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, cùng với nhiệm vụ chung của miền Bắc, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Cao Bằng luôn nỗ lực, hăng hái khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa.
Điều còn lại mãi, tức là điều trường tồn đối với Đảng Cộng sản Việt Nam khi lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động, là ở vấn đề phương pháp luận.
Cứ mỗi độ xuân về, mọi người lại bồi hồi nhớ đến Bác Hồ, nhớ những vần thơ chúc Tết rung động mọi trái tim. Bắt đầu từ mùa xuân năm 1942, lần đầu tiên Bác gửi đến mỗi người, mỗi gia đình những vần thơ chúc Tết, trong đó bài thơ mừng xuân đầu tiên được Bác sáng tác ở Cao Bằng.
Là con cháu Bác Hồ, hẳn mọi người đều biết cách đây 80 năm, đúng ngày 28/1/1941 (tức ngày mùng 2 Tết Tân Tỵ), sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, Bác trở về nước qua mốc 108. Từ đây, Pác Bó, Cao Bằng trở thành niềm vinh dự, tự hào thay mặt cả nước đón Bác về để cùng Trung ương Đảng chỉ đạo phong trào cách mạng.
Sự kiện Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước lãnh đạo cách mạng sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài cho thấy tầm nhìn chiến lược của vị lãnh tụ thiên tài, tạo bước ngoặt to lớn của cách mạng Việt Nam.
Sau gần 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh được Tỉnh ủy và các cấp, ngành trong tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả, trở thành việc làm thường xuyên. Qua đó, tạo sự chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động; nâng cao ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên; ngày càng xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu trên các lĩnh vực, thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Sau khi đã nắm chắc con đường giải phóng dân tộc, sáng lập được chính Đảng lãnh đạo cách mạng - Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khát khao trở về Tổ quốc. Trong báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản ngày 18/2/1930, Người đã viết: ''Hai lần tôi thử về Việt Nam nhưng phải quay trở lại. Mật thám và cảnh sát ở biên giới rất cảnh giác, đặc biệt là từ khi có vụ Việt Nam Quốc dân Đảng”. Nên thời cơ ''đột nội'' chưa đến với Người. Sau đó hoạt động của Người lại có những bước thăng trầm ngoài mong đợi.
Sinh thời, Bác Hồ của chúng ta yêu cái gì nhất, ghét cái gì nhất? Kể cũng hơi khó trả lời cho thật chính xác, bởi ở ta không có thói quen “tự bạch” và kín đáo, ý nhị vốn là một đặc điểm của lối ứng xử phương Đông.
Tháng 1 năm 1946, trong thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp tết sắp đến, Bác Hồ kính yêu đã viết: "Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội"(4 - 167).
Tháng 4 năm 1946, giữa lúc đất nước đang bề bộn công việc, thì Bác vẫn dành những thì giờ quý báu về Ninh Bình dàn xếp những vấn đề đối nội, đối ngoại có lợi cho quốc gia.
Tháng 4 năm 1946, giữa lúc đất nước đang bề bộn công việc, thì Bác vẫn dành những thì giờ quý báu về Ninh Bình dàn xếp những vấn đề đối nội, đối ngoại có lợi cho quốc gia.
Trong những ngày sống ở Việt Bắc, mỗi lần Bác đi công tác, có hai đồng chí đi cùng. Vì sợ Bác mệt, nên hai đồng chí định mang hộ ba lô cho Bác, nhưng Bác nói:
Giữa mùa thu năm 1954, Bác đến thăm Hội nghị rút kinh nghiệm cải cách ruộng đất ở Hà Bắc. Tại hội nghị, được biết có lệnh của Trung ương rút bớt một số cán bộ đi học lớp tiếp quản thủ đô.
Thế kỷ XX đầy giông bão mà vĩ đại này đã sản sinh ra những con người vĩ đại. Có một con người mà tiểu sử giống như những trang huyền thoại lung linh ánh sáng, thu hút tình cảm ngưỡng mộ, kính yêu của hàng triệu, hàng triệu trái tim của nhân loại tiến bộ bằng cuộc sống hào hùng, hoạt động phong phú và sự nghiệp to lớn của mình. Có một con người mà với tài năng và đức độ đã trở thành một biểu tượng hoàn thiện tuyệt vời về cả sức mạnh chiến thắng lẫn lòng nhân ái mênh mông mà ngay cả kẻ thù cũng không thể không tỏ lòng khâm phục. Người đó ai cũng biết đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh – Bác Hồ kính yêu của cả dân tộc Việt Nam ta.