I. CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI NĂM 1950, GIẢI PHÓNG CAO BẢNG – MÓC SON CHÓI LỢI TRONG LỊCH SỬ CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN CAO BẰNG
1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Trung ương Đảng về mở chiến dịch Biên giới
Thực hiện chủ trương
Kháng chiến kiến quốc của Trung ương Đảng và
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta anh dũng bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược. Quân và dân ta đã lần lượt đánh bại các chiến lược quân sự của thực dân Pháp. Với Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947 đã làm thất bại hoàn toàn chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của địch, ta từng bước chuyển sang thế phản công. Từ năm 1948 – 1950, ta chủ động triển khai một số chiến dịch khắp các mặt trận trên toàn quốc, vừa tập trung xây dựng lực lượng ngày càng trưởng thành và có những bước tiến quan trọng cả về biên chế, tổ chức trang bị kỹ thuật, trình độ tác chiến.
Ở Đông Dương, sau gần bốn năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, quân đội viên chinh Pháp ngày càng sa lầy nghiêm trọng trên chiến trường và lâm vào thế phòng ngự bị động. Để cứu vãn tình thế, Chính phủ Pháp thực hiện “Kế boạch Rơve” tập trung phát triển quân đội bản xứ (quân ngụy) và tăng cường 7 tiểu đoàn Âu — Phi cho chiến trưởng Bắc Bộ làm lực lượng cơ động để củng cố, mở rộng phạm vi chiếm đóng ở đồng bằng và trung đu Bắc Bộ; thiết lập một “hành lang Đông – Tây” để cô lập căn cứ địa Việt Bắc, cắt đứt con đường liên lạc giữa Liên khu 3 và Liên khu 4; tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4, khoá chặt biên giới Việt – Trung nhằm cô lập căn cứ địa Việt Bắc với bên ngoài. Đồng thời, tích cực chuẩn bị tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc lần thứ hai để tiêu diệt cơ quan đầu não Việt Minh và nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Tỉnh Cao Bằng nằm trong tuyến phòng thủ biên giới, là một mục tiêu chiến lược của “Kế hoạch Rơ-ve”. Trong toàn tỉnh, địch xây dựng 47 vị trí đóng quân ở hầu khắp các huyện, thị xã; tập trung củng cố hệ thống các cứ điểm và đồn bốt quân sự trên Quốc lộ số 4 từ thị xã Cao Bằng (
nay là thành phố Cao Bằng) đến Đông Khê
[1]; trong đó, thị xã Cao Bằng là bản doanh của cơ quan chỉ huy Khu Bắc (gồm các vị trí thuộc Cao Bằng, Bắc Kạn và Thất Khê); Đông Khê là một tiểu khu quan trọng, lá chắn của Cao Bằng,
Về phía ta cùng với việc tăng tưởng lực lượng quân sự, mở rộng vùng giải phóng, để tranh thủ sự ủng hộ của các nước dân chủ nhân dân trên thế giới, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương đẩy mạnh công tác ngoại giao với phương châm “thêm bạn, bớt thù”. Bước vào năm 1950, phong trào cách mạng thế giới có những chuyển biến quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc kháng chiến của nhân dân ta
[2]. Chính phủ Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ ta. Từ đây, uy tín của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Hồ Chí Minh được nâng cao trên trường quốc tế.
Đứng trước tình hình thế giới và trong nước có nhiều chuyển biển thuận lợi, nhằm đưa cuộc kháng chiến tiến lên một hước mới, tháng 6/1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở Chiến dịch Biên giới mang mật danh “Chiến dịch Lê Hồng Phong II". Mục đích của chiến dịch là: Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực dịch; giải phóng phần biên giới phía Đông Bác, khai thông đường giao thông với các nước xã bội chủ nghĩa; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tiến tới giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính, tạo điều kiện thúc đẩy cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mau chóng giành thắng lợi.
2. Công tác chuẩn bị cho chiến dịch Biên giới năm 1950
Để trực tiếp lãnh đạo quân, dân, chính, đảng thực hiện mục đích của chiến dịch, tháng 7/1950, theo quyết nghị của Ban Thường vụ Trung ương, Bộ Chỉ huy và Đảng ủy Mặt trận Biên giới được thành lập do đồng chí Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội quốc gia và dân quân Việt Nam trực tiếp làm Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy mặt trận
[3].
Ngày 12/8/1950, Ban Thường vụ Trung trong Đảng ra chỉ thị cho các cấp bộ đảng nói rõ: Chiến dịch Biên giới là một chiến dịch rất quan trọng và chỉ đạo các địa phương trong toàn quốc phối hợp, kiềm chế, tiêu hao sinh lực địch không cho không tiếp viện và phát động trong toàn quốc tuần lễ “Thi đua giết giặc lập công”. Ngày 02/9/1950, Chủ tịch Hồ Chi Minh ra
Lời kêu gọi về chiến dịch Cao - Bắc - Lạng gửi các chiến sĩ trong toàn quốc, tỏ rõ niềm tin quyết thắng trong chiến dịch và trong cuộc “Thi đua giết giặc lập công”.
Tỉnh Cao Bằng được chọn làm chiến trường chính của chiến dịch Biên giới, đồng thời cũng là hậu phương tại chỗ cung cấp sức người, sức của phục vụ chiến dịch. Bản Tả Phầy Nưa, xã Quốc Phong, huyện Quảng Uyên (nay thuộc huyện Quảng Hòa) được chọn làm “bản doanh" của Sở Chỉ huy Chiến dịch. Nhận được chỉ thị của Trung ương, ngay từ đầu năm 1950, Đảng bộ Cao Bằng đã khẩn trương bắt tay vào công việc chuẩn bị cho tổng phản công
[4]. Nhận thức rõ vị trí và trách nhiệm của mình trong chiến dịch Biên giới, Ban huy động dân công cấp tỉnh, huyện, xã của tỉnh Cao Bằng được thành lập gồm trên một nửa số cán bộ. Với khẩu hiệu “
tất cả cho chiến dịch toàn thẳng”. Tỉnh uỷ Cao Bằng đã phát động quân và dân trong tỉnh tích cực hoạt động, chuẩn bị sức người, sức của tham gia chiến dịch. Lực lượng vũ trang tỉnh được Bộ Chỉ huy chiến dịch giao nhiệm vụ: Chặn quân địch vào phía Án Lại, Nước Hai, Bản Tấn (huyện Hoà An); chặn đường rút lui về phía Bắc Kạn, Đông Khê; truy kích và tiêu hao địch, chặn đường tiếp tế hàng không của chúng; cùng nổ súng phối hợp với mặt trận Đông Khê; bảo vệ toàn bộ kho tàng trên các trục đường giao thông chính.
Với tầm quan trọng của chiến dịch Biên giới, đầu tháng 9/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường ra mặt trận. Người kiểm tra kế hoạch tác chiến, công tác chuẩn bị và động viên cán bộ, chiến sĩ, dân công tham gia chiến dịch. Ngày 14/9/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Sở chỉ huy tiền phương tại Nà Lạn (xã Đức Long, huyện Thạch An) trực tiếp chỉ đạo chiến dịch. Sáng sớm 16/9/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đài quan sát của mặt trận trên đỉnh núi Báo Đông (xã Đức Long, huyện Thạch An) trực tiếp quan sát theo dõi và chỉ đạo trận đánh cứ điểm Đông Khê – trận đánh mở màn cho chiến dịch Biên giới năm 1950. Tại đây, Người đã làm bài thơ “
Lên núi” nổi tiếng:
Tin Chủ tịch Hồ Chí Minh ra trận đã gây xúc động mạnh mẽ trong lòng cán bộ, chiến sĩ và nhân dân cả nước. Hình ảnh “Bác Hồ ra trận” thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng quân thù cao nhất của Đảng và nhân dân ta, là nguồn sức mạnh động viên tinh thần vô cùng to lớn, lan truyền đến toàn thể quân và dân ta, tiếp thêm sức mạnh cho toàn quân và toàn dân ta quyết tâm giành thắng lợi trong chiến dịch. Khắp các mặt trận, quân và dân nô nức “thi đua giết giặc lập công”, phấn khởi tin tưởng vào thắng lợi.
3. Diễn biến và kết quả chiến dịch
Căn cứ tình hình địch, ta trên chiến trường dọc biên giới, Đảng ủy Mặt trận và Bộ chỉ huy Chiến dịch xác định và thống nhất phương châm chiến dịch là “
đánh điểm, diệt viên”. Ban đầu, ta chủ trương chọn mục tiêu trận trở màn chiến dịch là thị xã Cao Bằng, nhằm kéo quân tiếp viện của địch lên để tiêu diệt. Song, sau khi cân nhắc kỹ, Bộ chỉ huy Chiến dịch quyết định chuyển hướng xuống đánh Đông Khê, một cứ điểm yếu hơn Cao Bằng, vừa đảm bảo chắc thắng mà vẫn cô lập được Cao Bằng và có thể “diệt viện”. Để nghị này được Ban Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chuẩn y. Thể hiện tư tưởng chỉ đạo của chiến dịch, kế hoạch tác chiến được chia làm bốn bước: (1) Tiêu diệt Đông Khê; (2) Đánh quân tiếp viện lên Đông Khê; (3) Đánh Thất Khê; (4) Đánh thị xã Cao Bằng.
Đúng 6 giờ sáng ngày 16/9/1950, quân ta bắt đầu tiến công cụm cứ điểm Đông Khê, mở màn dịch. Sau 54 giờ chiến đấu gay go, quyết liệt, đến ngày 18/9/1950, ta tiêu diệt hoàn toàn Đông Khê, đẩy địch vào tình thể nguy khốn: Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập, thế phòng thủ trên đường số 4 lung lay. Mất Đông Khê, quân Pháp buộc phải rút khỏi Cao Bằng theo đường số 4 bằng kế hoạch “hành quân kép”: Một mặt, tổ chức một binh đoàn, do Lơ Pagiơ (Le Page) chỉ huy, từ Thất Khê lên chiếm lại Đông Khê để đón quân từ Cao Bằng do Sác-tông (Charton) chỉ huy rút về; mặt khác, hành binh Phốccơ (Phoque) dánh lên Thái Nguyên để thu hút chủ lực của ta.
Nắm vững phương châm “đánh điểm, diệt viện”, bộ đội ta kiên nhẫn mai phục. Ngày 30/9/1930, địch cho bình đoàn Lơ Pagiơ tiến lên Đông Khê, quân của Sác-tông ở Cao Bằng cũng bắt đầu rút về. Bộ Chỉ huy Chiến dịch đã tập trung lực lượng tiêu diệt từng cánh quân địch. Đảng bộ và nhân dân Cao Bằng cùng với cán bộ, chiến sĩ ở ngoài mặt trận thực hiện quyết tâm của Bộ Chỉ huy Chiến dịch là tập trung lực lượng tiêu diệt 2 binh đoàn Lơ Pagiơ và Sác-tông.
Đêm 30/9/1950, binh đoàn ứng cứu của Lơ Pagiơ từ Thất Khê kéo lên đã bị quân ta chặn đánh tơi bời. Nghe tin đó, ở hướng thị xã Cao Bằng, tên quan năm Sác-tông càng hoang mang cực độ. Sáng 03/10/1950, binh đoàn Sác-tông gồm 2.000 lính và tên Tỉnh trưởng bù nhìn Nông Ngọc Tu cùng một số tay chân đắc lực của chúng đã rút khỏi thị xã theo quốc lộ số 4 hy vọng hợp quân được với Lơ Pagiơ tại Cốc Xả (xã Trọng Con, huyện Thạch An). Được nhân dân báo tin, 9 giờ sáng ngày 03/10/1950, đại đội bộ đội địa phương huyện Hoà An và lực lượng công an xung phong vào chiếm giữ ngay đầu cầu sống Hiến;
thị xã Cao Bằng và tỉnh Cao Bằng hoàn toàn được giải phóng. Sáng 04/10/1950, tiểu đoàn chủ lực của tỉnh vào tiếp quản thị xã.
Sau 8 ngày đêm chiến đấu liên tục và ác liệt, bằng chiến thuật vận động, đến ngày 08/10/1950, bộ đội ta đã tiêu diệt và bắt sống hai binh đoàn Lơ Pagiơ và Sác-tông, đồng thời đánh lui một cánh quân địch nữa từ Thất Khê lên cứu viện và đập tan cuộc hành quân tấn công lên Thái Nguyên của địch. Hoảng sợ, quân địch trên tuyến đường số 4 phải tháo chạy khỏi Thất Khê, Na Sầm, Đồng Đăng, Lạng Sơn, Lộc Bình, Đình Lập, An Châu (Lạng Sơn)... Đến ngày 15/10/1950, địch rút hết khỏi hành lang biên giới. Sau 29 ngày đêm chiến đấu, đến ngày 17/10/1950, ta quyết định chủ động kết thúc chiến dịch. Phối hợp với chiến dịch Biên giới, quân dân các mặt trận Tây Bắc, ở đường số 6, số 12, đồng bằng Bắc Bộ, Bình Trị Thiên, Liên khu V và Nam Bộ cũng đã tiến công mạnh mẽ, buộc Pháp phải phân tán lực lượng để đối phó, không thể chi viện cho chiến trường Biên giới.
Chiến dịch Biên giới đã hoàn thành xuất sắc mục tiêu tiêu diệt địch: Tiêu diệt, làm bị thương và bắt sống 8.300 tên địch, gồm 08 tiểu đoàn Âu - Phi và 02 tiểu đoàn ngụy cùng toàn bộ Bộ Chỉ huy và Bộ Tham mưu của hai binh đoàn Lơ Pagiơ và Sác-tông, bằng 41% lực lượng cơ động chiến lược toàn Đông Dương; thu trên 3.000 tấn vũ khí, xe ô tô và phương tiện chiến tranh; xóa sổ Liên khu Biên giới Đông Bắc của địch. Chiến dịch đã giải phóng một vùng đất đai rộng lớn từ Cao Bằng đến Đình Lập (Lạng Sơn), với 350.000 dân; khai thông 750 km đường biên giới Việt – Trung, phá tan thế phải chiến đấu trong vòng vây của địch, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.
Thắng lợi của chiến dịch Biên giới là thắng lợi của nhân dân cả nước, trong đó có sự đóng góp của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Cao Bằng. Đảng bộ và quân dân các dân tộc trong tỉnh tự hào đã đóng góp sức người, sức của phối hợp hiệp đồng chiến đấu có hiệu quả, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong chiến địch. Tham gia vào chiến dịch, tỉnh Cao Bằng đã huy động và bổ sung cho chiến dịch 700 tân binh, huy động một lực lượng dân công lớn đến hàng vạn người. Tính từ ngày 20/7/1950 đến 30/10/1950, đã có 78.224 người đi dân công, với 1.340.748 ngày công phục vụ cho chiến dịch. Nếu tính từ đầu năm 1950 đã huy động tới 5,7 triệu ngày công, bình quân mỗi người đóng góp gần 100 ngày công chưa kể trên 20.000 nam, nữ thanh niên các dân tộc tham gia bộ đội trực tiếp chiến đấu ngoài chiến trường. Ngoài sức người, Cao Bằng còn huy động được 2.346 tấn gạo, trên 120 tấn thực phẩm phục vụ chiến dịch. Riêng chị em phụ nữ góp 5 vạn đồng cho Quỹ kháng chiến. Đặc biệt phong trào “bán gạo cho Hồ Chủ tịch khao quân” đã có 27.134 gia đình (trong tổng số 30.703 hộ gia đình trong toàn tỉnh) bán 823.267 kg thóc, gạo, ngô. Phụ nữ còn nhận chăm sóc, đỡ đầu thương binh, đón thương binh về nhà mình chăm sóc, nhìn làm anh nuôi, con nuôi. Đây là một cuộc công viên lớn nhất từ khi bước vào cuộc kháng chiến đến thời điểm lúc bấy giờ.
Chiến dịch Biên giới đã xuất hiện nhiều gương chiến đấu anh dũng làm rạng rỡ quê hương như: Anh hùng La Văn Cầu lập công xuất sắc, là lá cờ đầu trong Quân đội; anh Lý Viết Mưu anh dũng hy sinh khi tấn công đồn địch được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Trên 50% dân công là phụ nữ trực tiếp ra chiến trường, vượt qua khói bom, lửa đạn, tiếp tế đạn dược, vận chuyển lương thực, khiêng cáng thương binh; nhiều chị em phụ nữ đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên dương. Chính phủ tặng Huân chương Chiến công cho các chị: Đinh Thị Dậu, Đinh Thị Bỏng, Đinh Thị Mẫn, Đàm Thị Nhay, Triệu Thị Soi, Nguyễn Thị Bé... Sự đóng góp của nhân dân các dân tộc Cao Bằng, những tấm gương chiến đấu dũng cảm của bộ đội và dân công Cao Bằng góp phần làm nên chiến thắng Biên giới năm 1950
[5].
Đánh giá về vai trò Cao Bằng trong chiến dịch Biên giới, Chủ tịch Hồ Chí Mình đã có thư khen ngợi rằng: “Tôi rất vui lòng thay mặt Chính phủ cảm ơn và khen ngợi đồng bào... Đông bào Cao - Bắc - Lạng đã làm kiểu mẫu trong việc động viên nhân lực, vật lực, tài lực cho kháng chiến”
[6].
4. Ý nghĩa lịch sử
Chiến thắng chiến dịch Biên giới năm 1950 mang ý nghĩa dân tộc và thời đại sâu sắc, là bước ngoặt quan trọng góp phần quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.
Đối với thực dân Pháp, đây là thất bại nặng nề chưa từng có trong lịch sử chiến tranh Đông Dương của Pháp tính đến lúc bấy giờ. Gần 10 tiểu đoàn, đại bộ phận là quân Âu – Phi tinh nhuệ, bị diệt gọn trong một chiến dịch. Kế hoạch Rơve bị phá sản, làm đảo lộn thế bố trí chiến lược và chiến lược quân sự của thực dân Pháp. Chiến thắng Biên giới làm lung lay ý chí xâm lược và làm sa sút mạnh mẽ tinh thần quân Pháp, thúc giục nhân dân Pháp đấu tranh phản đối chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, đẩy địch ngày càng lún sâu vào thế bị động về chiến lược, ngày càng lệ thuộc vào đế quốc Mỹ. Đây chính là hồi chuông báo hiệu sự thất bại không thể tránh khỏi của chủ nghĩa thực dân cũ trên đất nước Việt Nam và trên thế giới.
Đối với ta, chiến dịch Biên giới là bước phát triển nhảy vọt của cuộc kháng chiến, mở ra một cục diện mới cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ của nhân dân ta: Ta nắm được quyền chủ động về chiến lược trên chiến trường chính (Bắc Bộ), đẩy thực dân Pháp vào thế bị động chiến lược. Biên giới phía Bắc được khai thông, chấm tình thế phải “chiến đấu trong vòng vây” của địch, cách mạng Việt Nam đã nối được quan hệ với cách mạng thế giới, có điều kiện thuận lợi giao lưu quốc tế, nhận viện trợ của các nước anh em. Căn cứ địa Việt Bắc - Thủ đô kháng chiến của cả nước được mở rộng và củng cố, trở thành vùng tự do an toàn. Ta có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển lực trong về mọi mặt, chủ động tiến công và phản công, giành những thắng lợi lớn hơn, tiến tới toàn thắng.
Chiến dịch Biên giới là một chiến dịch tiến công có tầm quy mô lớn đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, là chiến dịch có tầm quan trọng đặc biệt do sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây cũng là chiến dịch duy nhất Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp ra mắt trận chỉ đạo chiến dịch, động viên quân và dân chiến đấu.
Chiến dịch Biên giới đã đánh dấu một bước tiến nhảy vợt của Quân đội Nhân dân Việt Nam về nhiều mặt, đặc biệt về nghệ thuật quân sự, nghệ thuật chiến dịch, chiến thuật
[7]; là minh chứng đúng đắn cho đường lối kháng chiến “toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính” mà Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra ngay từ đầu cuộc kháng chiến. Bài học về phát huy nội lực, xây dựng thực lực kháng chiến, xây dựng quân đội để làm nên chiến thắng Biên giới vẫn còn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Chiến dịch Biên giới có ý nghĩa hết sức trọng đại đối với Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Cao Bằng. Tỉnh Cao Bằng hoàn toàn được giải phóng, kết thúc một giai đoạn kháng chiến gian khó và kiên cường của Đảng bộ, quân và dân các dân tộc Cao Bằng trong cuộc kháng chiến trường kỳ, anh dũng do Đảng ta lãnh đạo. Ngày 03/10/1950, ngày Cao Bằng sạch bóng quân thù, mãi mãi là một mốc son chói lọc trong lịch sử đấu tranh cách mạng của quê hương Cao Bang. Từ đây, nhân dân các dân tộc Cao Bằng được sống trong độc lập, tự do, làm chủ vận mệnh bản thân, làm chủ quê hương, đất nước, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chi Minh, vững bước xây dựng cuộc sống mới, xây dựng hậu phương vững mạnh, chi viện sức người, sức của cho cuộc kháng chiến toàn quốc đi đến thắng lợi hoàn toàn.
II. PHÁT HUY TINH THẦN 71 NĂM CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI NĂM 1950, GIẢI PHÒNG CÁO HÀNG; ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC CAO BẰNG SỐ LỰC PHẦN ĐẦU, ĐẠT NHIỀU THÀNH TỰU TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
Phát huy tinh thần chiến thắng Biên giới năm 1950, giải phóng Cao Bằng, Đảng bộ, quân và dân các dân tộc Cao Bằng tập trung đóng góp sức người, sức của cùng cả nước làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, Cao Bằng trở thành hậu phương vững chắc cho cả nước trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, huy động được hàng chục tấn lương thực, thực phẩm; đóng góp hàng trăm ngàn ngày công làm đường vận chuyển; hàng nghìn mét khối gỗ phục vụ các chiến trường. Nhiều người con của quê hương Cao Bằng có mặt trên khắp các mặt trận nóng bỏng, anh dũng chiến đấu lập thành tích xuất sắc, góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của cả nước.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, sản nước (1955 - 1975) phát huy truyền thống đường số 4 anh hùng, cùng với cả nước, Cao Bằng tham gia thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược đó là: Xây dựng chủ nghĩa xã hội, cùng nhân dân cả nước chỉ viện cho miền Nam đấu tranh chống Mỹ và tay sai nhằm hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Với tinh thần “
tất cả cho tiền tuyến”, “
tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, nhân dân các dân tộc Cao Bằng cùng góp sức người, sức của, góp công, dốc sức chi viện cho chiến trường miền Nam ruột thịt.
Các phong trào “
Ba sẵn sàng”, “
Ba đảm đang”, “
Mỗi người làm việc bằng hai”, “
Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”... được phát động sâu rộng trong nhân dân. Hàng vạn thanh niên đã lên đường trực tiếp cầm súng chiến đấu, phục vụ chiến đấu, góp phần tích cực vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
10 năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1975 - 1985), trong bối cảnh vừa giành được hoà bình, lại phải tiến hành cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc tháng 2/1979. Đảng bộ, quân và dân các dân tộc Cao Bảng tiếp tục nêu cao ý chỉ kiên cường, đoàn kết, tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần cùng cả nước lập nên những chiến công xuất sắc. Cuộc chiến đấu kết thúc, Đảng bộ lãnh đạo nhân dân phát huy ý chỉ tự lực, tự cường, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, vừa tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh, vừa tích cực khôi phục và phát triển kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia, bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.
Gần 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xưởng và lãnh đạo (từ 1986 đến nay), phát huy truyền thống quê hương cách mạng và sức mạnh đoàn kết các dân tộc, Đảng bộ quyết làm, quyết liệt, đổi mới, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ; lãnh đạo nhân dân thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tình hình chính trị luôn giữ vững ổn định; khối đại đoàn kết các dân tộc không ngừng được phát huy; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao. Công tác xây dựng Đảng được chú trọng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành của chính quyền các cấp. Quốc phòng - an ninh được củng cố vững chắc, trật tự an toàn xã hội, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững.
Đặc biệt, giai đoạn 2010 - 2020, kinh tế của tỉnh liên tục phát triển, năm sau cao hơn năm trước: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) trung bình đạt trên 7%/ năm; thu ngân sách trên địa bàn đạt tốc độ tăng trưởng khá, bình quân tăng 11%/năm. Nhiều năm liên tục, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều đạt và vượt kế hoạch, trung bình vượt kế hoạch 11 chỉ tiêu/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng - dịch vụ, giảm tỷ trọng công - lâm nghiệp. Tiềm năng, thể mạnh của tỉnh từng bước được khai thác hiệu quả. Cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội được đầu tư, nâng cấp; hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều công trình trọng điểm lớn; phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, điểm du lịch; diện mạo nông thôn, đô thị có nhiều đổi mới; Ba khu Di tích Quốc gia đặc biệt phát huy hiệu quả hoạt động; Công viên của chất Non nước Cao Bằng được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu; Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao được triển khai thực hiện; Dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) đi được Thủ trưởng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư, chuẩn bị triển khai thi công, mở ra cơ hội cho sự phát triển của tỉnh trong thời gian tới.
Với những thành tích đáng tự hào trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Huân chương sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương độc lập Hạng nhất
[8]. Đặc biệt năm 2018, đồng chí Hoàng Đinh Giong, người con ưu tú của quê hương Cao Bằng đã vinh dự được Đảng và Nhà nước công nhận là lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam.
Những thành tựu đó là nền tảng tinh thần vững chắc để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Cao Bằng tiếp tục vững bước đi lên trên con đường đổi mới và hội nhập quốc tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tự hào với những thành quả đạt được, phát huy truyền thống vẻ vang, những bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo cách mạng, thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2010 – 2025, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Trong thời gian tới, toàn Đảng bộ tỉnh: Tiếp tục phát huy truyền thống quê hương cách mạng, tích cực đổi mới, lan toả khát vọng vươn lên, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thách thức, xây dựng Cao Bằng trở thành tỉnh “gương mẫu”, “đi đầu” như Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã căn dặn.
* *
*
Kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Biên giới năm 1950, giải phóng Cao Bằng (03/10/1950 – 03/10/2021) là dịp để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng ôn lại chiến cũng vẻ vang của dân tộc, tôn vinh các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho sự toàn thắng của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, khơi dậy niềm tự hào, tinh thần đại đoàn kết dân tộc. Qua đó, càng nhận thức sâu sắc hơn vai trò lãnh đạo của Đảng, sức mạnh to lớn, tinh thần quyết chiến, quyết thắng của dân tộc là trong đấu tranh giải phóng dân tộc cùng như trong hòa bình, đổi mới, xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Chiến thắng Biên giới năm 1950, giải phóng Cao Bằng mãi mãi là niềm tự hào, là nguồn sức mạnh cổ vũ toàn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thách thức, phát huy mạnh mẽ nội lực, bứt phá trong thu hút các nguồn lực đầu tư, xây dựng Cao Bằng phát triển nhanh, bền vững, bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội./.
[1] Nhận thấy rõ vị trí chiến lược quan tọng của Cao Bằng đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta, tháng 5/1947, thực dân Pháp cho máy bay ném bom thị xã Cao Bằng. Ngày 09/10/1947, thực dân Pháp cho quân nhảy dù xuống thị xã Cao Bằng, mở nhiều cuộc càn quét ra vùng xung quanh tỉnh. Thực hiện chủ trương
Kháng chiến kiến quốc của Trung ương Đảng và
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với quân và dân Việt Bắc, quân và dân Cao Bằng đã anh dũng chiến đấu ngoan cường, lập nên những chiến công to lớn, góp phần quan trọng phá tan cuộc tiến công chiến lược Việt Bắc Thu – Đông năm 1947 và âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp, buộc chúng phải chuyển sang “đánh lâu dài” với ta.
[2] Ngày 01/10/1949, cách mạng Trung Quốc thành công, Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta quan hệ trực tiếp với các nước xã hội chủ nghĩa. Từ tháng 01/1950, Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ ta. Đồng thời, cuộc kháng chiến của nhân dân Lào và nhân dân Campuchia đang có những bước phát triển mới. Bên cạnh đó, thông qua các tổ chức Việt kiều tại Pháp và các tổ chức cánh tả, Chính phủ ta tăng cường đấu tranh chính trị, tác động mạnh đến phong trào của nhân dân Pháp và nhân dân các nước thuộc địa Pháp phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam ngày càng dâng cao. Nước Pháp lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị chưa từng có.
[3] Các thành viên Bộ Chỉ huy và Đảng uỷ Mặt trận Biên giới bao gồm: Đồng chí Thiếu tướng Hoàng Văn Thái, Tổng tham mưu trưởng: Tham mưu trưởng chiến dịch; Đồng chí Đại tá Phan Phác, Quyền Tổng tham mưu phó: Tham mưu phó chiến dịch; Đồng chí Lê Liêm, Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị: Chủ nhiệm Phòng Chính trị chiến dịch; Đồng chí Lê Quang Đạo, Phó Chủ nhiệm Phòng Chính trị chiến dịch; Đồng chí Trần Đăng Ninh, Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp: Chủ nhiệm Phòng Cung cấp chiến dịch; Đồng chí Bùi Quang Tạo, Phó chủ tịch Uỷ ban kháng chiến – hành chính Liên khu Việt Bắc: Phó Chủ nhiệm Phòng Cung cấp chiến dịch.
[4] Ngày 06/01/1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã đề ra chủ trương “Chuẩn bị chiến trường Đông Bắc cho thật đầy đủ để khi có điều kiện sẽ mở một chiến dịch lớn, quét địch ra khỏi đường số 4 và một đoạn bờ biển, đánh bại quân địch trong vùng Đông Bắc”. Ngày 02/02/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 20/SL quyết định tổng động viên nhân lực, vật lực, tài lực của toàn thể nhân dân để tiến tới tổng phản công. Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân các tỉnh biên giới tích cực chuẩn bị các mặt để đánh địch ra khỏi biên giới.
[5] Đối với thực dân Pháp, Cao Bằng thực sự là một thảm hoạ (“
Thảm hoạ Cao Bằng”). Những địa danh như Cốc Xả, Điểm cao 477, Đông Khê...đã khiến cho những tên lính Pháp còn sống sót sau chiến dịch phải toát mồ hôi kinh sợ. Và “
Trong cuộc chiến tranh Đông Dương, Cao Bằng là hình ảnh của Bailén trong cuộc chiến tranh Tây Ban Nha và của Valluy trong cuộc cách mạng Pháp” (Yrơgra: Lịch sử cuộc chiến tranh Đông Dương, Bản dịch tiếng Việt, tr.680).
[6] Hồ Chí Minh:
Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.104.
[7] Với thắng lợi của Chiến dịch Biên giới, cuộc kháng chiến của ta chuyển mạnh từ hình thái chiến tranh du kích tiến lên chiến tranh chính quy, kết hợp chiến tranh chính quy với chiến tranh du kích ở trình độ cao hơn. Qua đó, tạo nền tảng, cơ sở để lực lượng vũ trang ta cùng toàn Đảng, toàn dân giành được thắng lợi to lớn hơn trong giai đoạn tiếp theo của cuộc kháng chiến, mà quan trọng là trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954, với đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ.
[8] Toàn tỉnh hiện có gần 2.500 cán bộ Lão thành cách mạng, cán bộ Tiền khởi nghĩa và người có công với nước; có 28 con em các dân tộc Cao Bằng là cán bộ sĩ quan cao cấp của quân đội, công an được phong quân hàm cấp Tướng; có 406 Bà mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng; 6 huyện, thành phố, 23 xã, 19 đơn vị được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang, 05 đơn vị Anh hùng Lao động và 27 cá nhân được phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động.